Dù sở hữu một chiếc đồng hồ chống nước 20ATM, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ chúng mang ý nghĩa gì. Dưới đây là cái nhìn tổng quan để giúp bạn hiểu rõ hơn.
Đồng hồ chống nước 20ATM là gì?
20 ATM là chỉ số biểu thị khả năng chống nước đặc biệt: phù hợp cho lặn biển (lặn nông, lặn có ống thở), không phù hợp sử dụng ở nơi có có các loại khí hỗn hợp như heli.
20 ATM hay 20 BAR tương đương với mức áp suất 200m tức chịu được áp lực tương đương ở độ sâu 200m.
Đồng nghĩa, đồng hồ 20ATM vượt qua các mức chống nước dưới đây (tức có thể sử dụng ở các môi trường sau):
3ATM: hoạt động rửa tay, đi mưa nhỏ, nước bắn vào. 5ATM: có thể mang đi tắm hoặc sử dụng ở môi trường ẩm ướt. 10ATM: đi bơi, lướt ván.
Một sai lầm phổ biến: ATM hoặc khả năng chống nước của đồng hồ không biểu thị bằng số mét. Ví dụ, 20ATM không có nghĩa đồng hồ có thể đưa xuống độ 200m mà nó là mức áp suất đồng hồ có thể chịu được mà không để chúng bị vào nước.
Con số 20 ATM thể hiện ở đâu?Thông thường chúng sẽ xuất hiện ở các vị trí:
- Mặt số
- Nắp sau của mặt số
Xem thêm: Đồng hồ chế tác cao cấp tại Replica Luxury?
Các tiêu chuẩn thường gặp trên đồng hồ chống nước 20ATM
Đồng hồ lặn sẽ tuân theo các quy tắc khác nhau. Vậy với mức chống nước 20ATM đạt những tiêu chuẩn nào?
- Tiêu chuẩn ISO 22810 (WR200m)
Đây là tiêu chuẩn chung của đồng hồ chống nước và được giới thiệu vào năm 1990. Được chỉ định riêng cho từng nhãn hiệu.
Để đạt tiêu chuẩn này, đồng hồ phải được kiểm tra về áp suất, thời gian, nhiệt độ nước và nhiều thông số khác.
Đồng hồ phải trải qua các giai đoạn mô phỏng để kiểm tra, từ đó mà bộc lộ hết những lỗ hổng, rò rỉ:
Kiểm tra điện trở: Ngâm ở độ sâu 10cm trong 1 giờ. Kiểm tra “sức đề kháng” của các bộ phận: khi cũng ở điều kiện trên và thêm một lực 5N vuông góc với núm điều chỉnh/núm vặn trong vòng 10 phút. Kiểm tra có bị ngưng tụ không: Đặt đồng hồ trên một tấm làm nóng với nhiệt độ 40 đến 45 độ C cho đến khi đồng hồ có nhiệt độ bằng tấm làm nóng (trung bình tốn khoảng 10 đến 20 phút). Nhỏ giọt nước có nhiệt độ 18 đến 25 độ C lên mặt kính. Lau khô sau khi để 1 phút. Đồng hồ sẽ bị loại bỏ nếu mặt trong của kính có hiện tượng ngưng tụ. Kiểm tra khả năng chịu nhiệt: tiếp tục ngâm ở độ sâu 10cm nhưng sẽ chuyển đổi không quá một phút một nhiệt độ khác nhau, lần lượt: 40 °C, 20 °C và 40 °C. Đồng hồ có dấu hiệu bị nước xâm nhập hoặc ngưng tụ sẽ bị loại bỏ. Kiểm tra khả năng chống áp lực nước: ngâm đồng hồ trong bình áp suất định mức trong vòng 1 phút. Sau đó sẽ giảm dần mức áp suất trong 1 phút. Nếu không vượt qua, đồng hồ sẽ bị loại bỏ. Kiểm tra khả năng chống áp lực không khí: để đồng hồ ở mức áp suất vượt 2BAR. Luồng không khí hiển thị dưới hoặc bằng 50 μg/phút tức là vượt qua.
Thực tế đồng hồ muốn “sống sót” còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ sâu của nước, nhiệt độ, độ hư hỏng, độ tuổi của vật liệu.
- Tiêu chuẩn ISO 6425 (DIVER’S 200m)
Bạn có thể thấy một số chiếc đồng hồ chống nước 20ATM sẽ có chữ “Diver” phía trước giá trị độ sâu mà không ghi rõ 20ATM. Điều này có nghĩa đồng hồ đạt được tiêu chuẩn ISO 6425.
ISO 6425 là tiêu chuẩn ra đời vào năm 1996. Chiếc đồng hồ chống nước 20ATM đạt tiêu chuẩn này có nghĩa là chúng đã được thử nghiệm trong môi trường tĩnh dưới 125% của áp suất nước định mức. Tức là định mức 200m thì đồng hồ có khả năng chống nước nếu ở 250m nước tĩnh.
Không phải bất kỳ hãng đồng hồ nào cũng đạt tiêu chuẩn này vì việc tuân thủ là tự nguyện và chi phí này hãng sản xuất phải tự chi trả.
Các công đoạn kiểm tra của tiêu chuẩn ISO 6425 như sau:
Khả năng hoạt động dưới nước: ngâm dưới nước ở độ sâu 30cm (hoặc dưới 2cm) ở nhiệt độ 18 đến 25 °C trong suốt 50 giờ. Kiểm tra khả năng ngưng tụ: bước này cũng thực hiện giống như ở tiêu chuẩn ISO 22810. Khả năng chống lại áp lực của núm điều chỉnh và các thiết bị khác: đặt đồng hồ vào mức áp suất nước lớn 125% mức áp suất định mức trong 10 phút (cụ thể 200m thì đặt ở ở mức áp suất tương đương 250m), sử dụng lực tác động 5N vuông góc với núm điều chỉnh và núm vặn. Kiểm tra độ kín nước: đồng hồ được ngâm trong bình, áp dụng mức áp suất 125% trong 1 phút và duy trì trong 2 giờ. Tiếp tục, áp suất sẽ giảm từ từ 0.3 BAR trong vòng 1 phút, duy trì trong 1 giờ. Sau đó, đưa đồng hồ ra và lau khô, đồng hồ phải đảm bảo không có bất cứ sự xâm nhập của nước hay ngưng tụ. Kiểm tra khả năng sốc nhiệt: vẫn ngâm đồng hồ ở độ sâu (hoặc dưới 2cm), lần lượt thay đổi nhiệt độ mỗi 10 phút từ 40 °C sang 5 °C và ngược lại 40 °C. Mỗi lần chuyển không quá 1 phút. Khả năng chống áp lực không khí: đây là bước không bắt buộc trong tiêu chuẩn ISO 6425 khi phê duyệt. Ở bước này, đồng hồ sẽ chịu áp suất hơn 200 kPa và phần hiển thị luồng không khí không vượt qua μg/phút (giống ở tiêu chuẩn ISO 22810).
Yêu cầu của chiếc đồng hồ lặn cơ học cũng khác đôi chút với đồng hồ lặn thạch anh:
Báo thời gian lặn (thường xuất hiện ở khung bezel xoay) cho người dùng đọc thời gian. Vạch phút, cọc giờ, kim phải rõ ràng, dễ đọc trong điều kiện tối (thường trang bị thêm dạ quang). Khả năng chống từ tính ở mức 4.800Ampe, độ sai số chỉ +-30s/ngày.
Xem thêm: Đồng hồ Rolex chế tác cao cấp tại Replica Luxury?
Bật mí thú vị về khả năng chống nước 20ATM
- Những thử nghiệm mà đồng hồ lặn phải vượt qua
Thông qua những tiêu chuẩn đã đề cập ở trên, có thể thấy đồng hồ chống nước 20ATM hay đồng hồ lặn phải vượt qua vô vàn bài kiểm tra như:
Hoạt động dưới nước: đặt dưới mực nước 30 cm trong suốt 50 giờ ở nhiệt độ 18 đến 25°C Phản ứng ngưng tụ: đặt trên đĩa nóng (40 đến 45°C) cho đến khi đạt được nhiệt độ của đĩa nóng. Nhỏ một giọt nước (18 đến 25°C) trên mặt số, sau 1 phút lau sạch, kiểm tra có tình trạng ngưng tụ hay không. Kiểm tra chức năng: Đặt đồng hồ ở độ sâu 125% với mức công bố, ở đây 20m thì đồng hồ sẽ đặt ở 25m, dùng lực tác động 5N và để trong 10 phút. Sau đó kiểm tra đồng hồ có bị thấm nước qua núm điều chỉnh hay không. Khả năng chống nước và chịu áp lực: đưa đồng hồ vào bể kín với độ sâu 125% mức công bố giữ trong 2 giờ. Giảm đột ngột trong 1 phút giảm 0.3BAR và duy trì trong 1 giờ. Sau đó lấy đồng hồ ra và kiểm tra. Khả năng chịu nhiệt: liên tục chuyển đồng hồ qua 2 bể nước: 5°C và 40°C trong 10 phút.
Đồng hồ sẽ phải trải qua từng giai đoạn, đến giai đoạn nào không đạt sẽ bị loại bỏ khỏi bước kiểm tra tiếp theo.
- Cách mà đồng hồ lặn chống lại sự xâm nhập của nước
Để chống nước, đồng hồ sử dụng cơ chế bịt kín bằng ma sát và nén để ngăn nước xâm nhập thông qua vòng đệm cao su/nhựa ngăn nước hình chữ O. Chúng được đặt ở:
Vỏ thép không gỉ và mặt kính: Giữ không cho nước len lỏi vào mặt kính Mặt sau và vỏ: giữ nước không rò rỉ qua các mặt cắt (thường tháo ra để bảo trì hay thay pin). Dưới núm vặn/Vương miện
Ở vị trí núm vặn cũng đặt miếng đệm này để ngăn nước lọt vào ống cuốn. Nếu có chức năng Chronograph sẽ đặt thêm ở bộ đẩy. Những điểm này dễ bị xâm nhập và hư hỏng ảnh hưởng đến vận hành.
Gioăng đệm hình chữ O được vào đồng hồ lặn
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng bạn nên thay mới vì chúng có thể bị nát, giảm hiệu quả chống nước.
Bên cạnh đó, cơ chế hoạt động của các bộ phận cũng góp phần ngăn chặn sự xâm nhập của nước:
Núm điều chỉnh/vương miện: núm vặn vít thay vì kéo đẩy như ở những mẫu thông thường. Kết cấu bắt vít sẽ hạn chế việc vô tình áp suất nước lớn khiến chúng tự đẩy ra. Cùng với miếng đệm bảo vệ đồng hồ tốt hơn. Vỏ sau bắt vít cũng đảm bảo sự chặt chẽ khi tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt dưới nước Ngoài ra đồng hồ còn phải làm từ các chất liệu cao cấp để chịu được áp suất của nước:
Kính sapphire có độ cứng cao, chống trầy xước tốt. Thép không gỉ có khả năng chống lại môi trường axit. Titanium: nhẹ, bền và không gây dị ứng cho làn da nhạy cảm. Gốm: chống trầy xước cao và thẩm mỹ hơn.
- Cách mà đồng hồ lặn chống lại khí Helium
Van xả khí Heli là một phần có thể có ở đồng hồ lặn, tuy nhiên là yếu tố cân nhắc khi bạn cần cho hoạt động chuyên nghiệp.
Van này thường nằm ở vị trí đối diện núm vặn với mục đích để giải phóng khí heli tích tụ ở vỏ đồng hồ trong quá trình lặn. Nếu không có van này, áp lực khí heli tích tụ khi lặn sẽ làm ra lụa vỏ đồng hồ khi trở về bề mặt.
Tuy nhiên, van xả này sẽ là một điểm yếu, có thể gây rò rỉ nước nếu vô tình mở khi ở môi trường không khí (nếu không bật nắp van) hoặc do lỗi kỹ thuật.
- Hạn chế của đồng hồ lặn chống nước
Các chiếc đồng hồ lặn chống nước cũng có nhược điểm:
Thời gian sử dụng giới hạn: thường sau 3-5 năm sử dụng hoặc sau mỗi lần thay pin, bạn nên mang đồng hồ đi kiểm tra chống nước. Núm điều chỉnh nhanh mòn: khi tiếp xúc liên tục với nước muối và áp suất, các chi tiết như núm điều chỉnh có thể bị hỏng, gây rò rỉ. Nhiệt độ: đồng hồ lặn dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, đặc biệt là khi chuyển đột ngột từ nhiệt độ cao sang thấp hoặc ngược lại. Điều này có thể làm cho gioăng đệm hình chữ O co lại hoặc giãn ra, gây rò rỉ. Kết luận
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của 20ATM trên mặt đồng hồ và khả năng chống nước của chúng. Đồng hồ chống nước không chỉ là một tiện ích mà còn là một biểu tượng của phong cách và cá tính của bạn. Hãy chọn cho mình một chiếc đồng hồ phù hợp với nhu cầu và sở thích của bạn, và đảm bảo duy trì nó đúng cách để nó luôn hoạt động tốt nhất có thể.